Policy Date: 11/6/2007
Chính sách số: 20078
Ước tính từ năm 1961 đến năm 1971, khoảng 77 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó có 49,3 triệu lít chất Da cam, có chứa hơn 360 kí chất tạp nhiễm dioxin, đã được phun rải nhiều lần trên diện tích khoảng 2,2 triệu hécta đất đai ở miền nam Việt Nam [1].
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng TCDD rất cao trong cơ thể người Việt Nam, trong lớp trầm tích dưới đáy sông hồ, trong đất, trong sinh vật và trong thực phẩm chỉ có ở một số vùng miền nam Việt Nam, chứng tỏ bị ô nhiễm chất Da cam [4,6].
Các loại dioxin được biết đến là những nhân tố gây nguy cơ ung thư cao,suy giảm miễn dịch, rối loạn sinh sản và phát triển, gây tổn tươnglên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi [2,3,5].
Các nghiên cứu do cộng đồng khoa học quốc tế thực hiện cho thấy mối liên hệ giữa phơi nhiễm chất diệt cỏ và hệ quả của sức khoẻ như ung thư, bệnh về sinh sản, suy giảm miễn dịch, thiếu nội tiết, tổn thương hệ thần kinh, và tác động gây bệnh khác, có thể gây dị tật bẩm sinh và rối loạn tình cảm ở trẻ em [3,5,7].
Những tác động tiêu cực này có thể có ở trẻ em do cha mẹ bị phun rải trực tiếp sinh ra [3].
Những bệnh hiện nay được Bộ Cựu chiến binh công nhận có liên quan đến phơi nhiễm chất Da cam khi phục vụ bao gồm: ung thư phần mềm, ung thư da chloracne, bệnh Hodgkin, đa u tuỷ, u limphô non-Hodgkin, rối loạn thần kinh ngoại vi cấp và bán cấp tính, bệnh da ứ porphyrin chậm (PCT), ung thư tiền liệt tuyến, ung thư hô hấp, tiểu đường loại 2, và bệnh nứt gai đôi cột sống ở con cái của cựu chiến binh [7,8].
Trong công trình nghiên cứu của Cơ quan Kiểm toán Chính phủ [GAO] năm 2004-2005 cho thấy, hàng năm, Chính phủ đã chi cho 160.000 cựu chiến binh mắc 4 bệnh phổ biến nhất khoảng 1,52 tỉ đôla tiền trợ cấp thương tật và 56 triệu đôla cho các khoản y tế [9].
Ước tính có ít nhất khoảng 2,1 triệu, cũng có thể có khoảng 4,8 triệu người đã hiện diện trong thời gian chất Da cam phun rải và rất nhiều người khác đã bị phơi nhiễm thông qua tiếp xúc với môi trường và thức ăn bị nhiễm độc [4,6,10].
Tồn lưu của các chất diệt cỏ khi vận chuyển, bơm nạp và cất giữ tại hoặc gần các căn cứ Không quân Hoa kỳ ở Việt Nam và chất Da cam được phun rải bằng trực thăng, bằng dụng cụ đeo vác, cũng như thông qua các hoạt động phun rải của Hải quân ở những nơi khác, đã gây ô nhiễm môi trường và thức ăn ở những vùng xung quanh, dẫn đến việc thường dân còn tiếp tục bị phơi nhiễm chất diệt cỏ cho đến tận ngày nay [2,4,6].
Bất chấp những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên cho thấy mối liên hệ của bệnh tật với chất Da cam, các công ty hoá chất liên can vẫn cho rằng không có bằng chứng khoa học là chất Da cam gây bệnh tật.
Nhận biết rằng, kể từ khi thông qua Chính sách APHA Số 9124 vào năm 1991 có tiêu đề: “Những Hậu quả Còn Tiếp diễn của Cuộc Chiến tranh ở Việt Nam”, đã có những tiến bộ trong những lĩnh vực quan trọng như việc chấm dứt lệnh cấm vận Việt Nam và xây dựng các đạo luật để giải quyết các hậu quả sức khoẻ tâm sinh lý gây ra bởi chiến tranh lên các cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam và gia đình họ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề nổi bật cần được giải quyết.
Do vậy, APHA:
Khuyến nghị Tổng thống Bush chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh tiếp tục giải quyết những tác động kéo dài lên sức khoẻ tâm sinh lý do chất Da cam/dioxin gây ra cho các cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam và gia đình họ;
Khuyến nghị chính quyền liên bang hỗ trợ nghiên cứu và tham gia tích cực của các trường giảng dạy về sức khoẻ cộng đồng, y học và nha học trong việc nghiên cứu hậu quả y tế của cuộc chiến tranh ở Việt Nam đối với tất cả những người tham dự, bị ảnh hưởng bởi chất Da cam/dioxin;
Khuyến nghị chính phủ Hoa kỳ và các công ty hoá chất liên can cung cấp tài nguyên dịch vụ cho những người bị khuyết tật trong những vùng tập trung đông nạn nhân của chất độc dioxin; cung cấp các dịch vụ y tế và chăm nom săn sóc cho những người bị tổn thương do chất Da cam; xây dựng các tổ chức hỗ trợ cộng đồng, bao gồm việc chăm lo sức khoẻ, và giáo dục, và dịch vụ chăm sóc lthường xuyên và thiết bị y tế để chăm sóc những người Mỹ và Việt Nam bị tổn thương; kể cả những dịch vụ cần bổ sung thêm khi phát sinh; và
Khuyến nghị nên tiếp tục trao đổi học thuật giữa các tổ chức Mỹ, giữa các cơ quan và tổ chức trong khu vực công tư và phía tương ứng ở Việt Nam nhằm cải thiện sức khoẻ của nhân dân Việt Nam và các cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam và gia đình họ;
Khuyến nghị chính phủ Hoa kỳ và các công ty hoá chất liên can phải chịu trách nhiệm khắc phục hay nỗ lực tẩy sạch những khu vực ở Việt Nam vẫn còn nhiễm hàm lượng cao chất dioxin.
Tham khảo:
Review of Literature on herbicides, Including Phenoxy Herbicides and Associated Dioxins. JRB Associates, Clement Associates, United States Veterans Administration. Department of Medicine and Surgery, 1992. Vol. 1.
Schecter, AJ, Gasiewicz, T. Dioxin and Health, 2nd edition. John Wiley and Sons. 2003,
– Health Risk Characteristics of Dioxins and Related Compounds, Jeanelle M. Martinez, Michael J. DeVito, Linda S. Birnbaum and Nigel Walker;
– Exposure Assessment: Measurement of Dioxins and Related Chemicals in Human Tissues, Arnold Schecter, Olaf Papke, Matian Pavuk, and Rachel E. Tobey;
– Human Health Effects of PCB’s, Mathew P. Longnecker, Susan A. Korrick, Kirsten B. Moysich;
– Epidemiological Studies on Cancer and Exposure to Dioxins and Related Compounds, Lenmart Hardell, Mickail Erickson, Olav Axelson, and Dieter Flesch-Janys;
– Reproductive and Developmental Epidemiology of Dioxins, Sherry Gr. Selevan, Anne Sweeney, and Marie Haring Sweeney).
International Agency for Research on Cancer (IARC) TCDD/Dioxin Report. World Health Organization. Volume 69, 1997.
Dwernychuk, W, Hoang Dinh Cau et al. Dioxin reservoirs in southern Vietnam—A Legacy of Agent Orange, Chemosphere 4, 2002.
USEPA website. Exposure and Human Health Reassessment of 2,3,7,8, Tetrachlorodibenzo-p-Dioxin (TCDD) and Related Compounds.
Schecter, A.J., Quynh, H.T., Pavuk, M., and Papke, O. “Food as a source of dioxin exposure in residents of Bien Hoa City, Vietnam.” Journal of Occupational and Environmental Medicine, 45(8): 781-788, 2003.
IOM (Institute of Medicine), 1994, Veterans and Agent Orange—Health effects of herbicides used in Viet Nam. Updates 1996, 1998, 2000, 2002, 2004. National Academy Press, Washington, D.C.
U.S. Department of Veterans Affairs website http://www1.va.gov/agentorange/ (accessed November 6, 2007).
U.S. Government Accounting Office Study on Agent Orange. Limited Information Available on civilians exposed in Vietnam and workers compensation claims, GAO-05-371, April 2005.
Stellman, Jeanne. The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam. Journal of Nature, Vol. 422: 681-687, April 2003.
THE AMERICAN PUBLIC HEALTH ASSOCIATION
Hội Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ (APHA)
APHA GC Schedule
Chính sách
về chất Da cam
(Bản gốc tiếng Anh)
Policy Date: 11/6/2007
Chính sách số: 20078
thông qua Hội đồng Điều hành Hội APHA (Governing Council)
143 phiếu thuận / 19 phiếu chống
Mồng 6 tháng 11, năm 2007
* Đây là bản do Bà Susan M. Schnall, RN, FACHE, soạn, được Gs. Arnold J. Schecter, Chủ tịch Nhóm Việt Nam của Hội APHA ủng hộ.